Dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Giới thiệu chung

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống. Người Kinh chiếm 85,4% dân số Việt Nam, với  78,32 triệu người. 53 dân tộc thiểu số (DTTS) còn lại chỉ chiếm 14,6% dân số cả nước (Xem bảng 1).1

Mặc dù Việt Nam ủng hộ Tuyên bố về quyền của người bản địa (UNDRIP), Chính phủ không đồng nhất khái niệm người dân tộc thiểu số với người bản địa. Thay vào đó, Chính phủ dùng thuật ngữ “dân tộc thiểu số” để chỉ chung cho những người không thuộc dân tộc Kinh, thể hiện chủ trương “thống nhất trong đa dạng” của Chính phủ.2

Giữa các DTTS cũng có rất nhiều khác biệt. Trong số đó, người Hoa (dân tộc Hán) có nhiều đặc điểm văn hóa tương đồng với văn hóa Việt Nam, và họ cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.3 Vì vậy, người Hoa thường không được ghi nhận là một “dân tộc thiểu số” ở Việt Nam.4 Các dân tộc khác, ví dụ như dân tộc H’Mông và dân tộc Nùng chủ yếu sống dựa vào trồng trọt và duy trì đời sống văn hóa gắn liền với những khu rừng.5 Các DTTS cũng được phân chia theo hệ ngôn ngữ. Ngôn ngữ của các dân tộc Việt Nam được chia làm 8 nhóm: Việt – Mường, Tày – Thái, Môn – Khmer, Mông – Dao, Ka đai, Nam đào, Hán và Tạng.6 96% các dân tộc thiểu số nói tiếng mẹ đẻ của họ.7

Bảng 1: Dân số trung bình cả nước và dân số dân tộc thiểu số

TT

Chỉ tiêu

Dân số (người)

Tỷ lệ (%)

I

Ước tính dân số trung bình (1/4/2015)

91.713.345

100,0

 

Trong đó

 

 

 

Nam

45.234.104

49,3

 

Nữ

46.479.241

50,7

 

Thành thị

31.131.496

33,9

 

Nông thôn

60.581.849

66,1

II

Ước tính Dân số dân tộc thiểu số cả nước (01/7/2015)

13.386.330

100,0

 

Trong đó

 

 

 

Nam

6.721.461

50,2

 

Nữ

6.664.869

49,8

 

Thành thị

1.438.315

10,7

 

Nông thôn

11.948.015

89,3

Nguồn: Trung tâm Quyền của người dân tộc thiểu số và miền núi (HRC)

Địa bàn sinh sống

Đồng bào các DTTS thường tập trung vào các vùng núi và vùng sâu vùng xa8, tuy nhiên họ cũng phân bố rải rác trên toàn lãnh thổ Việt Nam do chiến tranh và nhập cư. Các DTTS sinh sống ở khu vực thành thị thường sung túc hơn các DTTS sống ở khu vực nông thôn. 9 Nhiều làng, xã có tới 3-4 DTTS khác nhau cùng sinh sống.10 Vị trí địa lý đóng một vai trò quan trọng trong các tập tục văn hóa của các DTTS, song cũng đồng thời tạo ra những rào cản trong việc tiếp cận cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công như y tế và giáo dục.11

Biểu đồ 1: Dân tộc thiểu số Việt Nam

Nguồn: Dữ liệu khảo sát 53 DTTS năm 2015, Ủy ban Dân tộc 

Khả năng tiếp cận cơ sở vật chất cơ bản tại những địa bàn người DTTS sinh sống chủ yếu vẫn còn hạn chế. 72% DTTS không có nhà vệ sinh đạt chuẩn, và hơn ¼ số hộ DTTS không được tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh.12 Tỉ lệ hộ có điện sinh hoạt tương đối cao ở Việt Nam, tuy nhiên phần lớn các hộ sinh sống tại khu vực nông thôn và vùng núi chưa được sử dụng điện lưới, gây nên tình trạng mất cân đối trong đời sống đồng bào DTTS.

Tuy còn thiếu thốn về điều kiện giáo dục so với đồng bào Kinh,13 các DTTS đều có đại diện với vai trò cán bộ và công chức trong các cấp chính quyền, đặc biệt là cấp tỉnh và thành phố.14 Tuy nhiên, trình độ văn hóa, đặc biệt là tỷ lệ biết chữ có khác biệt lớn giữa các nhóm DTTS. Tỷ lệ trung bình cho 53 DTTS là 79,8%, tuy nhiên con số này biến thiên từ mức thấp nhất là 34,6% với dân tộc La Hủ, tới cao nhất là các dân tộc Thổ, Mường, Tày và Sán Dìu đạt 95%. Tỷ lệ người lao động là DTTS đã qua đào tạo bằng 1/3 của cả nước.15 

Một trong những rào cản của giáo dục ở vùng cao chính là khoảng cách địa lý. Nhiều học sinh người DTTS phải đi một quãng đường xa để tới trường phổ thông, thường rơi vào khoảng từ 9 km thậm chí lên tới 70 km16 Thêm vào đó, người được đi học chủ yếu vẫn là nam giới, do tư tưởng lỗi thời “trọng nam khinh nữ”  vẫn còn tồn tại ở đồng bào DTTS.

Biểu đồ 2: Tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết đọc và viết phổ thông năm 2015
Nguồn: Trung tâm Quyền của người dân tộc thiểu số và miền núi (HRC) 2015

Văn hóa, Sinh kế, và Đất đai

Tuy các DTTS có sự khác biệt với nhau về phong tục tập quán, rừng vẫn đóng vai trò quan trọng với phần lớn các DTTS. Người Mông, Thái, Dao đỏ, Vân Kiều, Ja Rai, Ê Đê, và Ba Na sinh sống trên nhiều tỉnh thành trên cả nước vẫn nương tựa vào rừng cộng đồng. Họ có những khu rừng thiêng phục vụ mục đích về tâm linh tín ngưỡng cũng như người Kinh có đền thờ và nhà thờ dòng họ. Luật tục cũng quy định những khu rừng đầu nguồn, rừng nguồn nước nơi người dân thờ Thần Nước. Ngoài ra còn có các khu rừng khai thác sản phẩm chung của cả làng bản, ví dụ như dược liệu, củi, và vật liệu để làm đồ thủ công.17 Hình thức quản lý rừng truyền thống theo cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong phong tục tập quán cũng như sinh kế của các DTTS tại Việt Nam. Dưới đây là phim tài liệu về Người H’Mông và lễ cúng các vị thần rừng tại Xã Sín Chéng, Huyện Simacai, Tỉnh Lào Cai do Trung tâm Tư vấn Quản lý Bền vững Tài nguyên và Phát triển Văn hóa Cộng đồng Đông Nam Á (CIRUM) biên tập.

(Xem thêm các phim tài liệu về thực hành tôn giáo và phong tục tập quán của người dân tộc thiểu số tại đây)

Ngoài sản xuất lâm nghiệp, sản xuất nông nghiệp là sinh kế với nhiều DTTS.18 Cả hai hình thức canh tác lâm nghiệp và nông nghiệp đều cần có đất. Tuy nhiên các DTTS vẫn còn gặp nhiều khó khăn về quyền đất đai để duy trì hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hóa. Trong nỗ lực bảo vệ sinh kế và khuyến khích bảo vệ môi trường, một số cộng đồng đã được chính phủ giao đất để họ tiếp tục quản lý rừng truyền thống theo cộng đồng.19 Tuy nhiên việc làm này chưa được phổ biến rộng rãi. Năm 2015, chỉ có 26% tổng diện tích đất rừng được giao cho các hộ, và chỉ có 2% được giao cho cộng đồng quản lý.20  Thêm vào đó, mặc dù Luật Đất đai thừa nhận quyền sở hữu đất đai theo luật tục, đất đai phần lớn vẫn thuộc sự quản lý của Chính phủ, và Luật Dân sự không thừa nhận cộng đồng như một pháp nhân.21

Tác động của luật

Có nhiều khác biệt về chính sách, luật pháp và các quy định liên quan đến quyền sở hữu đất đai và rừng giữa các tỉnh thành trên cả nước.22 Điều này ảnh hưởng đến phụ nữ DTTS. Theo truyền thống, họ được coi là những người lưu giữ tri thức về người bản xứ cũng như những người bảo vệ rừng, tuy nhiên vai trò này không được ghi nhận trong luật.23 Hệ thống đăng ký thông tin đất đai chỉ mới bắt đầu (năm 2014) quy định cần cả tên của vợ và chồng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.24 Kể cả khi có tên trên các văn bản này, nhiều phụ nữ thừa nhận họ thiếu tự tin khi đưa ra những quyết định liên quan đến sử dụng đất.25 

Hiến pháp nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam đảm bảo quyền bình đẳng cho tất cả công dân Việt Nam, trong đó có quyền của các dân tộc thiểu số.26  Việt Nam không có một bộ luật riêng về DTTS nhưng có riêng một cơ quan ngang bộ phụ trách các vấn đề về DTTS đó là Uỷ ban Dân tộc.27 Trong giai đoạn 2011 – 2015, Nhà nước đã ban hành 180 văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các DTTS28 Có nhiều chính sách đã phát huy hiệu quả tốt như Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về giảm nghèo bền vững và Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo.29 Mặc dù được ghi nhận trong các văn bản pháp luật và chính sách, các DTTS vẫn là những đối tượng dễ bị tổn thương, nhất là khi họ bị mất đi những cánh rừng, nơi khởi nguồn tín ngưỡng và phong tục tập quán của họ.30 Các chính sách liên quan đến người DTTS chưa thực sự giải quyết được các vấn đề đặt ra, do có sự chồng chéo về nội dung. Thêm vào đó, triển khai luật còn chưa hiệu quả.31 Nguồn lực để triển khai chính sách còn hạn chế, dẫn đến việc điều phối và triển khai thiếu hiệu quả. Phát triển đất đai và nhập cư càng tăng thêm sức ép lên quyền của các DTTS32 Các chính sách dân tộc cần tập trung giải quyết nhu cầu cho từng đối tượng cụ thể, thay vì thiết kế theo phương thức “một can thiệp phù hợp cho tất cả”.33 Không có nhiều chính sách được xây dựng theo cách tiếp cận từ dưới lên.34 Tuy vậy, năm 2015 Chính phủ Việt Nam đã tiến hành khảo sát các DTTS lần đầu tiên, minh chứng cho việc xây dựng chính sách dành riêng cho các DTTS.35 Trên thực tế, dữ liệu từ khảo sát này được sử dụng cho Hoạch định chính sách phát triển cho các vùng DTTS giai đoạn 2016-2020.36 Nỗ lực này đáng được ghi nhận, mặc dù trên thực tế vẫn còn những hạn chế liên quan đến quy trình thu thập dữ liệu.37  

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhằm cải thiện bất bình đẳng giới ở Việt Nam, vấn đề này vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng đặc biệt tới cộng đồng DTTS. 38 Cần có nhiều chương trình cụ thể hơn hướng tới đối tượng phụ nữ DTTS39 Ví dụ, liên quan tới đất đai, cần có những biện pháp để giúp cải thiện sự chủ động và tự tin cho phụ nữ DTTS. Một ví dụ khác, để tăng cường tiếp cận các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe sinh sản,40, giáo dục và các dịch vụ khác cần được cung cấp dưới hình thức dễ tiếp cận, nhất là về ngôn ngữ vì phần lớn người DTTS không nói tiếng Việt, và phụ nữ DTTS có tỷ lệ biết chữ thấp hơn so với nam giới.41

 

 

References

Contact us

Contact us

Do you have questions on the content published by Open Development Vietnam? We will gladly help you.

Have you found a technical problem or issue on the Open Development Vietnam website?

Tell us how we're doing.

Do you have resources that could help expand the Open Development Vietnam website? We will review any map data, laws, articles, and documents that we do not yet have and see if we can implement them into our site. Please make sure the resources are in the public domain or fall under a Creative Commons license.

File was deleted
ERROR!

Disclaimer: Open Development Vietnam will thoroughly review all submitted resources for integrity and relevancy before the resources are hosted. All hosted resources will be in the public domain, or licensed under Creative Commons. We thank you for your support.

LZFsd
* The idea box couldn't be blank! Something's gone wrong, Please Resubmit the form! Please add the code correctly​ first.

Thank you for taking the time to get in contact!