Đất công

Trong thời kỳ kháng chiến và thống nhất đất nước, Nhà nước đã tiến hành quốc hữu hoá đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp trên quy mô toàn quốc. Mặc dù từ giữa thập kỷ 1980 khi thực hiện đổi mới, chế độ sở hữu tập thể đối với đất nông nghiệp đã được xóa bỏ, song phần lớn rừng và đất lâm nghiệp vẫn do các lâm trường quốc doanh quản lý1. Các lâm trường này được giao những diện tích đất lâm nghiệp lớn và có nhiệm vụ quản lý rừng, khai thác gỗ và sản xuất lương thực2. Năm 1986, cả nước có 413 lâm trường quốc doanh, quản lý 6,3 triệu ha. Số lượng các lâm trường giảm xuống còn 368 vào năm 2003 và 164 vào năm 20143 (lúc này đã chuyển đổi thành công ty lâm nghiệp). Tính đến cuối năm 2012, diện tích đất do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý là hơn 2,8 triệu ha 4.Đối với hầu hết các lâm trường, quản lý nhà nước đã chuyển đổi sang hình thức quản lý hỗn hợp giữa nhà nước và tư nhân. Tuy nhiên, sự thay đổi này bị phê phán là “bình mới rượu cũ”, còn nặng tính hình thức5.

Cảnh rừng Việt Nam. Ảnh: Terry Sunderland/CIFOR   đăng tại Flickr. Gấy phép CC-BY-NC-ND.

Rừng ở Việt Nam được chia thành ba loại chính: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất6. Việc Nhà nước trực tiếp quản lý rừng trong suốt một thời gian dài trước đây khiến người dân ít có cơ hội tham gia bảo vệ rừng do thiếu những cơ chế khuyến khích7. Phần lớn lâm trường không được đầu tư vốn và kém về năng lực quản lý, tổ chức sản xuất và kinh doanh8. Nhiều đơn vị phải ký hợp đồng lao động ngắn hạn hoặc theo mùa vụ với cá nhân (chẳng hạn thuê trồng rừng, làm cỏ) 9. Người sử dụng đất lâm nghiệp theo hợp đồng được nhận một khoản nhỏ chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) song không có quyền sử dụng đất lâm nghiệp kèm theo.

Trong những năm qua, Tổng cục Lâm nghiệp cùng các địa phương đã dành nhiều nỗ lực tổ chức sắp xếp lại đất do các lâm trường quản lý thiếu hiệu quả để giao cho người dân10. Hai mạng lưới dựa vào cộng đồng gồm Mạng lưới Đất Rừng (LandNet) và Liên minh Rừng Đất (Forland) đã có nhiều đóng góp cho các nỗ lực này.

Tính đến năm 2015, Nhà nước đã giao 26% đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình và 2% cho các cộng đồng11. Một số ý kiến phàn nàn rằng đất được giao có chất lượng kém, xa thôn bản hoặc là đất trống đồi trọc nên người dân không thể dựa vào làm rừng để có được sinh kế bền vững. Các lâm trường quốc doanh tuy bị coi là vận hành thiếu hiệu quả song đến nay vẫn đang nắm giữ nhiều diện tích rừng tốt nhất12. Trong khi đó, cá nhân tham gia nhận rừng bị hạn chế quyền khai thác gỗ, còn các cộng đồng được giao đất lâm nghiệp chỉ có thể sử dụng tài nguyên rừng cho mục đích chung của cộng đồng mình13. Quyền sử dụng đất lâm nghiệp so với các loại đất khác đến nay vẫn bị đánh giá còn nhiều hạn chế nhất.

Quản lý Nhà nước về rừng có mối liên hệ trực tiếp đến vấn đề bảo vệ rừng theo luật tục của người thiểu số (tham khảo chuyên trang về Quản lý đất đai theo tập quán). Đối với nhiều cộng đồng thiểu số, các lâm trường được thành lập đồng nghĩa rằng các luật tục sẽ mất đi và cộng đồng không còn nắm giữ vùng đất truyền thống vốn được dùng để canh tác, săn bắt và thu hái lâm sản ngoài gỗ. Cho dù các nhà hoạch định chính sách đều thừa nhận cần thay đổi hệ thống lâm trường quốc doanh nhưng những mâu thuẫn về đất lâm nghiệp giữa các lâm trường và cộng đồng địa phương đến nay vẫn còn phổ biến14. Trong tổng số 2,2 triệu ha đất lâm nghiệp do lâm trường quản lý, diện tích đất có tranh chấp với người dân chiếm một phần đáng kể. Đơn cử, chỉ riêng một doanh nghiệp ở Lạng Sơn (Công ty Đông Bắc) đã có hơn 17.000 ha đất nằm trong diện tranh chấp15. Những bức xúc của cộng đồng đối với lâm trường quốc doanh thường không đơn thuần là vấn đề khai thác gỗ mà xuất phát từ nhu cầu tiếp cận đất sản xuất. Mâu thuẫn về đất đai cho thấy sinh kế người dân không được đảm bảo và khiến họ mất lòng tin.

 

References

Contact us

Contact us

Do you have questions on the content published by Open Development Vietnam? We will gladly help you.

Have you found a technical problem or issue on the Open Development Vietnam website?

Tell us how we're doing.

Do you have resources that could help expand the Open Development Vietnam website? We will review any map data, laws, articles, and documents that we do not yet have and see if we can implement them into our site. Please make sure the resources are in the public domain or fall under a Creative Commons license.

File was deleted
ERROR!

Disclaimer: Open Development Vietnam will thoroughly review all submitted resources for integrity and relevancy before the resources are hosted. All hosted resources will be in the public domain, or licensed under Creative Commons. We thank you for your support.

rycVH
* The idea box couldn't be blank! Something's gone wrong, Please Resubmit the form! Please add the code correctly​ first.

Thank you for taking the time to get in contact!