Dân số và tổng điều tra dân số

Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở được tiến hành 10 năm một lần và bắt đầu từ ngày 1 tháng 4. Việt Nam đã tiến hành 5 cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở kể từ khi đất nước thống nhất (năm 1975), cụ thể vào tháng 4 các năm 1979, 1989, 1999, 2009 và 2019.1 Cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở lần thứ 5 diễn ra vào năm 2019 thu thập các thông tin đáp ứng các chỉ tiêu quốc gia và một số chỉ tiêu phát triển bền vững.2 Theo số liệu của UNFPA, tổng dân số Việt Nam năm 2020 là 97,3 triệu dân, đứng đầu trong khu vực sông Mekong.3

Biểu 1. Cơ câu dân số Việt Nam theo giới tính (đơn vị: nghìn người) – Tổng hợp dựa trên số liệu từ Tổng cục Thống kê 

Nhìn chung tỷ lệ gia tăng dân số ở Việt Nam đang ở mức thấp,4 với mức tăng 1,07% năm 20165 và 1,15% năm 2019. Đây là kế quả của việc triển khai Chiến lược Quốc gia về Dân số và Sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2011-2020, với mục tiêu đến năm 2020, 70% phụ nữ tiếp cận các biện pháp tránh thai và tăng lên 100% vào năm 2030, bao gồm người nghèo, nhóm bên lề, nhóm đối tượng khó tiếp cận, và đồng bào dân tộc thiểu số. Chính sách này nhằm giảm thiểu tình trạng mang thai ngoài ý muốn dẫn đến hệ quả sinh nở không an toàn hoặc nạo phá thai.

Tuy nhiên, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình vẫn gặp nhiều hạn chế do chính sách 2 con cộng với văn hóa trọng nam khinh nữ dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính trong dân số. Điều này cũng phần nào lý giải tỷ lệ giới tính khi sinh ở mức 112 bé trai/ 100 bé gái.6 Năm 2019, tỉ lệ này giảm nhẹ còn 111.5 bé trai/100 bé gái. 

Tỷ lệ này mặc dù thấp hơn và chưa nghiêm trọng bằng tình trạng tại Trung Quốc những năm 2000 (120/100) nhưng vẫn cao hơn các nước còn lại trong khu vực sông Mekong, ví dụ như Thái Lan, Campuchia, và Lào (105/100). Theo Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA), tình trạng này là hệ quả của phân biệt giới tính với tâm lý thích có con trai (đặc biệt là con đầu lòng) và việc nạo phá thai trái pháp luật cũng như sự phát triển của công nghệ giúp phát hiện giới tính sớm hơn nhưng cũng đồng thời tiếp tay cho hành vi nạo phá thai nếu giới tính thai nhi là nữ, bất chấp quy định phá thai vì lý do giới tính là vi phạm pháp luật Việt Nam.7

Tình trạng này được dự báo sẽ gây ra những hậu quả về lâu dài đối với cấu trúc dân số Việt Nam. Ví dụ, phân tích của UNFPA cho thấy đã xảy ra tình trạng dư thừa 52.900 bé trai trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2014.8 Điều này có khả năng sẽ tác động tới cơ hội kết hôn của nhóm nam giới sinh trong khoảng thời gian này trong vòng 15 năm tới.

Ngoài ra công tác quản lý dân số còn một số hạn chế, cụ thể là:

1. Chưa có giải pháp đồng bộ phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng và thích ứng với già hóa dân số.

2. Các chỉ số về Nhân khẩu học và Phát triển con người còn thấp (chỉ số HDI của Việt Nam năm 2020 là 0,704, không có cải thiện gì nhiều so với 0,691 của năm 2016, hiện xếp thứ 117 trên tổng số 189 quốc gia).9 

3. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em còn ở mức cao.

4. Tuổi thọ bình quân tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp so với nhiều nước.

5. Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết vẫn còn phổ biến trong cộng đồng dân tộc thiểu số.

Việt Nam đặt ra mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế đạt quy mô dân số 104 triệu người vào năm 2030, đồng thời cải thiện chất lượng dân số để đóng góp một cách cân bằng cả về lượng và chất cho xã hội.10

Biểu 2. Tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm của Việt Nam – Tổng hợp từ số liệu từ Tổng cục Thống kê năm 2016

Phân bố độ tuổi dân cư

Theo UNFPA, Việt Nam đang hưởng thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” và sẽ kết thúc vào năm 2040, nhóm dân số trong độ tuổi từ 15-24 tuổi chiếm đa số đến tới 70% dân số.11 Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê năm 2016, dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam đã tăng hơn 461 nghìn người so với năm 2015, đạt mức 54,45 triệu người.12 Năm 2019, Việt Nam có 55,77 triệu người đang trong độ tuổi lao động. 

Biểu 3. Cấu trúc tuổi của lực lượng lao động Việt Nam  theo độ tuổi (đơn vị: % trên tổng lực lượng lao động) – Tổng hợp từ dữ liệu của UNFPA năm 2017

Tuổi thọ bình quân tự nhiên của Việt Nam tăng lên trong những năm qua từ 67,5 lên 73.6 tuổi trong giai đoạn 2000-2019 cao nhất trong các nước thuộc khu vực hạ lưu sông Mekong. Tuổi thọ trung bình của nữ là 81, sống lâu hơn nam đến hơn 9 năm (nam: 72)13 Chỉ số này tăng lên thể hiện sức khoẻ và tuổi thọ của người dân Việt Nam đã được cải thiện hơn. Tuy nhiên, thực tế này cũng đặt ra những thách thức trong việc bảo đảm hưu trí và chăm sóc người cao tuổi.14

Mật độ dân cư

Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số cao nhất trong các nước trong khu vực với 315 người/km2 tính đến tháng 01 năm 2021.15

Biểu 4. Mật độ dân số theo vùng ở Việt Nam năm 2016 (tổng hợp trên dữ liệu từ Tổng cục Thống kê)

Theo Tổng cục thống kê, đối với cấp tỉnh/thành, TP. Hồ Chí Minh chiếm vị trí số 1 cả nước về cả số dân (9.8038,6 ngàn người năm 2019) và mật độ dân cư (4.385 người/km2), tiếp theo là Hà Nội với dân số là 8.093,9 và mật độ là 2.410 người/km2. Dân số của Hà Nội năm 2019 tăng thêm 1.460,6 nghìn người so với năm 2010, tương tự Hồ Chí Minh tăng thêm 1.692 nghìn người.Theo định hướng đẩy mạnh quá trình đô thị hoá của Chính phủ, mật độ dân cư ở các thành phố lớn sẽ tiếp tục tăng vì dân số đô thị Việt Nam sẽ đạt 45% vào năm 2020 (năm 2015 đã đạt 33,88%).

Tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam vẫn đang ở mức thấp (32,8 %) và tăng chậm so với tỷ lệ trung bình của thế giới (52%), và xếp thứ 7 trong khu vực Đông Nam Á. Tỷ lệ dân số đô thị của Việt Nam cũng tăng, đạt mức 32,8% năm 2014.16

Đa dạng dân tộc tại Việt Nam

Đa dạng dân tộc là một đặc điểm nổi bật của dân số Việt Nam. Việt Nam có 54 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm chiếm tỷ lệ lớn nhất (gần 86%) trong khi 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm hơn 14% (Tày: 1,89%, Thái: 1,81% và Mường 1,48%).17. Các dân tộc Việt Nam được xếp theo 5 ngữ hệ  là Nam Á, Thái – Ka đai (hay Kam – Thai), Hán Tạng – Nam đảo (hay Mã lai – Đa đảo) và Mông – Dao (hay Mèo – Dao).18 và 8 nhóm ngôn ngữ: Việt – Mường, Tày – Thái, Mông – Dao, Ka Đai, Tạng Miến, Nam Đảo, Hán19.

Dân tộc Kinh sinh sống rải rác, nhưng tập trung nhiều vào nhiều ở đồng bằng và châu thổ các con sông. Đa số các dân tộc còn lại sinh sống ở miền núi và trung du, trải dài từ Bắc vào Nam; hầu hết trong số họ sống xen kẽ nhau, điển hình là cộng đồng dân tộc thiểu số ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ.20 

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng từ lâu đời. Hiện nay, có 06 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hoà Hảo. Phật giáo được truyền vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên và được Việt hoá khi du nhập vào Việt Nam. Hiện nay, phật giáo có số tín đồ lớn nhất ở Việt Nam khoảng 11 triệu người. Còn Công giáo khoảng năm 1533 được những thuyền buôn nước ngoài truyền đạo vào Việt Nam, có khoảng 6,5 triệu tín đồ21

Di cư

Xu hướng số người di cư trong nước bắt đầu tăng mạnh từ năm 1999 vì nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Hệ quả là sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, chế xuất đã thu hút lượng lớn lao động di cư. Sự chuyển dịch cơ hội việc làm về khu vực thành thị được cho là nhân tố quan trọng nhất quyết định xu hướng di cư nội địa về khu vực thành thị để tìm kiếm công ăn việc làm.22 Theo kết quả Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2014, tỷ lệ tìm việc, hoặc là bắt đầu công việc mới, chiếm tỷ lệ 44,8% người di cư. Tỷ lệ di cư theo gia đình chiếm 22,8%. tỷ lệ người di cư quay trở về quê do mất việc hoặc không tìm được việc làm tương đối nhỏ, chỉ chiếm 6,1%. Nhóm lý do liên quan đến công việc/kinh tế vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (34,7%) trong Điều tra di cư nội địa quốc gia 2015. Thu nhập của người di cư được cải thiện sau khi di cư.23

Ở Việt Nam, tỷ lệ người di cư có trình độ chuyên môn kỹ thuật (31,7%) cao hơn người không di cư (24,5%). Đáng chú ý là, tỷ lệ người di cư là nữ cao hơn nam nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật của nữ thấp hơn nam. Hà Nội là thành phố có tỷ lệ người di cư có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất nước (46,7%), Đông Nam Bộ có tỷ lệ này thấp nhất (13,4%).24

References

Contact us

Contact us

Do you have questions on the content published by Open Development Vietnam? We will gladly help you.

Have you found a technical problem or issue on the Open Development Vietnam website?

Tell us how we're doing.

Do you have resources that could help expand the Open Development Vietnam website? We will review any map data, laws, articles, and documents that we do not yet have and see if we can implement them into our site. Please make sure the resources are in the public domain or fall under a Creative Commons license.

File was deleted
ERROR!

Disclaimer: Open Development Vietnam will thoroughly review all submitted resources for integrity and relevancy before the resources are hosted. All hosted resources will be in the public domain, or licensed under Creative Commons. We thank you for your support.

6c4Nx
* The idea box couldn't be blank! Something's gone wrong, Please Resubmit the form! Please add the code correctly​ first.

Thank you for taking the time to get in contact!