Nước

Tài nguyên nước ở Việt Nam khá đa dạng, bao gồm nguồn nước tự nhiên và nhân tạo. Tài nguyên nước quốc gia đang bị sức ép ngày càng tăng do khai thác quá mức vì nhu cầu tưới tiêu tăng, phát triển đô thị và công nghiệp, cũng như các vùng tập trung dân số ngày càng tăng.1Bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia là ưu tiên hàng đầu của chính phủ, cơ quan này đang nỗ lực xử lý một loạt thách thức và xu hướng trong quản lý nguồn nước về khía cạnh sau:

  • Bảo vệ tài nguyên nước khỏi sự xuống cấp chất lượng nước;
  • Đảm bảo tiếp tục tiếp cận với các nguồn tài nguyên nước xuyên biên giới thượng nguồn mà Việt Nam phụ thuộc rất nhiều;
  • Cung cấp nước sạch có thể tiếp cận đảm bảo chất lượng và số lượng đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân Việt Nam  2

Một khúc sông Mekong (tên địa phương là sông Cửu Long) ở huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, Việt Nam. Ảnh:  Daniel Mennerich via Flickr. Giấy phép CC BY-NC-ND 2.0.

Tài nguyên nước

Năm 2012, Việt Nam có tổng nguồn cung cấp nước thường xuyên trên đầu người là 9.560 m3, cao hơn mức trung bình quốc tế là 7.400 m3 3 . Tuy nhiên, do hơn 60% lượng nước ở Việt Nam bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ, tổng lượng nước tái tạo nội bộ cho mỗi đầu người trong năm 2012 đã giảm xuống còn 4.000 m3. Con số này dự đoán sẽ tiếp tục giảm xuống còn 3.100 m3 vào năm 2025, dẫn đến sự phụ thuộc nhiều hơn vào mối quan hệ Việt Nam với các nước thượng nguồn.4

Nguồn cung cấp nước đầu tiên của Việt Nam là từ dòng chảy bề mặt của sông ngòi và tầng nước ngầm. Hai dòng chảy lớn nhất là từ sông Hồng và sông Mê Kông hay còn gọi là sông Cửu Long. Các nguồn nước ngầm có tầm quan trọng ngày càng tăng ở Việt Nam, đặc biệt ở các vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, vùng cao nguyên trung tâm, cũng như vùng ĐBSCL, nơi khan hiếm nước mùa khô ngày càng nghiêm trọng. Các nguồn khác bao gồm biển và vùng ven biển có vai trò quan trọng đối với Việt Nam trong việc tiếp cận nghề cá, hệ sinh thái rừng ngập mặn và giao thông đường thủy.  Một lượng nhỏ tuyết cũng đã được quan sát thấy ở các vùng miền núi phía Bắc.  5

Tổng hợp số liệu các loại nước ở Việt Nam

Sông suối từ 10km

3450

Tổng lượng nước mặt hàng năm

830 tỷ m3

Nước dưới đất

63 tỷ m3/năm

Lượng nước bình quân đầu người

9000 m3/năm

Hồ chứa nước thủy điện và thủy lợi

2900

Tổng dung tích hồ chứa

65 tỷ m3

Hồ đã có quy hoạch

510

Tổng dung tích hồ quy hoạch

56 tỷ m3 (chiếm 86%)

Tổng lượng nước  khai thác và sử dụng hàng năm

81 tỷ m3

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục quản lý tài nguyên nước, 2015 

 

Việc phân phối tài nguyên nước để đáp ứng nhu cầu của hệ sinh thái cũng như đáp ứng nhu cầu nước của con người đang ngày càng trở nên cấp thiết. Việt Nam có 16 lưu vực sông lớn, 60% tập trung quanh lưu vực sông Mê Công và 16% và lưu vực Thái Bình. 6 Lượng mưa hàng năm dao động từ 700-5000 mm. Số ngày mưa mỗi năm rất biến thiên, dao động từ 60 đến 200 ngày, phân bố không đồng đều theo vùng.7 Địa hình dốc theo trục Tây Bắc – Đông Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc phân phối nước ở Việt Nam, khiến lượng nước mặt tập trung chủ yếu ở phía Đông Nam, nơi có các lưu vực sông chính, còn vùng núi tập trung nhiều hơn ở phía Tây Bắc với lượng nước mặt ít hơn. Một số vùng ven biển ở miền Trung Việt Nam gặp điều kiện khô cằn, nhiều dải cát ven biển Việt Nam còn bị hiện tượng sa mạc hóa cục bộ, tập trung từ tỉnh Quảng Bình đến Bình Thuận với diện tích khoảng 419.000 ha và ở Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 43.000 ha. 8

 

Tài nguyên nước ở Việt Nam. Bản đồ tạo bởi ODV, xem thêm các tệp dữ liệu về tài nguyên nước tại Map Explorer.

 

Nhu cầu Quản lý Tổng hợp Tài nguyên Nước

Ở Việt Nam, Luật Tài nguyên nước (1998, chỉnh sửa năm 2012) là cơ sở cho việc quản lý tài nguyên nước, bao gồm việc sử dụng nước mặt, nước mưa, nước ngầm và nước biển. Tuy nhiên, một loạt các yếu tố như phá rừng, khai thác mỏ, xây dựng đập thuỷ điện và biến đổi khí hậu vẫn gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng và trữ lượng nguồn nước sẵn có. 9

Luật này giao cho Cục Quản lý Tài nguyên Nước và các tổ chức quản lý lưu vực song quản l ý các vấn đề nói trên ở các cấp khác nhau và bảo vệ tài nguyên nước theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005. Tuy nhiên, vào năm 2013, ngành nước được cho là vẫn bị quản lý phân tán và thiếu sự phối hợp hiệu quả. Hơn nữa, mặc dù giá nước đã được áp dụng ở Việt Nam nhưng còn thấp và chưa có tác dụng khuyến khích sử dụng nước hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành chiếm tới 82% lượng nước sử dụng nội địa 10 Điều này có ý nghĩa rộng hơn khi xem xét đến cái giá phải trả (trade-offs) liên quan đến toàn bộ nhu cầu về nước của con người và đáp ứng các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hiệp quốc (SDGs).

Nước sạch và Vệ sinh môi trường

Dân số Việt Nam anwm 2016 đạt 92.7 triệu người. Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể trong việc cung cấp dịch vụ cấp nước, vệ sinh và vệ sinh cho người dân, nhưng còn rất nhiều người vẫn chưa tiếp cận với các dịch vụ cơ bản. Ví dụ, vào năm 2015, 8,2 triệu người vẫn thiếu quyền tiếp cận “cơ bản” đối với nguồn cung cấp nước mà không phải mất hơn 30 phút đi lại và 20,3 triệu người không được tiếp cận các dịch vụ vệ sinh cơ bản.11

Việt Nam có mật độ dân số cao hơn các nước Mê Công khác, lượng nước thải và nước thải không được xử lý tạo ra nguy cơ nghiêm trọng về môi trường và sức khoẻ cộng đồng, cũng đồng thời là thách thức lớn trong việc quản lý các vấn đề về nước khác như khan hiếm nước, biến đổi khí hậu và nước biển dâng 12 Ví dụ, vào năm 2015, để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững, tổng chi phí cho Việt Nam để thực hiện “quản lý an toàn” cho dịch vụ cấp nước mở rộng tới những đối tượng chưa được tiếp cận ước tính là 1,39 tỷ đô la Mỹ; trong khi thực hiện việc “quản lý an toàn” tương tự cho các dịch vụ vệ sinh ước tính là 898 tỷ đô la.13  

Mức độ bao phủ của hạ tầng Vệ sinh môi trường (WASH) ở Việt Nam không đồng đều, bị ảnh hưởng bởi mức thu nhập, dân tộc và địa hình. Minh họa dữ liệu sau đây cho thấy tình hình cung cấp dịch vụ nước và vệ sinh tương ứng đối với bối cảnh ở thành thị và nông thôn, người giàu và người nghèo. Dịch vụ cấp thấp hơn thường thấy ở khu vực ĐBSCL cũng như các vùng cao nguyên miền Bắc và Tây nguyên, sau đó là vùng có tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số cao14

Biểu đồ tạo bởi ODV. Tháng 2 năm 2018. CC BY-NC-SA 3.0 IGO NguồnChương trình giám sát chung về Vệ sinh và Vệ sinh Nước (JMP) 2017.15

 Nước và vấn đề giới

Giới và nước là những vấn đề xuyên suốt cho sự phát triển bền vững của Việt Nam. Luật Tài nguyên nước nêu rõ nguồn nước ở Việt Nam do người Việt Nam sở hữu và được nhà nước thống nhất quản lý để đảm bảo rằng mọi người đều được hưởng lợi, điều quan trọng là phải xem xét các vấn đề liên quan đến việc sử dụng nước và sự khác biệt về giới. .16  Ví dụ, 65% số hộ gia đình ở Việt Nam thiếu nguồn nước tại cơ sở, và trách nhiệm thu gom nước sạch chủ yếu là của phụ nữ và trẻ em gái, con số này cao hơn 10% ở các hộ gia đình dân tộc thiểu số. Thêm nữa, mặc dù phụ nữ vẫn là người sử dụng nước chính trong gia đình nhưng họ ít có khả năng tham gia vào quá trình ra quyết định đối với nguồn cung cấp nước trong nhà hay công cộng17

‘Bán sò ốc ven đường ở Phú Quốc , ảnh: NTT  GNU Free Documentation License or CC BY-SA 3.0, qua Wikimedia Commons

Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm 60% lực lượng lao động nông nghiệp và 80% số công nhân nuôi trồng thủy sản trong khi chỉ sở hữu 9% tài nguyên đất. Vì các vai trò nói trên của phụ nữ phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, phụ nữ phải chịu rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu nhiều hơn nam giới và do đó bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thiên tai. Do phải đảm nhận vai trò nội trợ, phụ nữ cũng thường bị hạn chế tham gia vào quá trình ra quyết định và lên tiếng về những rủi ro nói trên, vì thế ít có khả năng giải quyết những vấn đề này18. Điều đó làm nổi bật tầm quan trọng của việc hiểu về khan hiếm nước ở Việt Nam từ góc độ giới để giải quyết một cách hiệu quả.

References

Contact us

Contact us

Do you have questions on the content published by Open Development Vietnam? We will gladly help you.

Have you found a technical problem or issue on the Open Development Vietnam website?

Tell us how we're doing.

Do you have resources that could help expand the Open Development Vietnam website? We will review any map data, laws, articles, and documents that we do not yet have and see if we can implement them into our site. Please make sure the resources are in the public domain or fall under a Creative Commons license.

File was deleted
ERROR!

Disclaimer: Open Development Vietnam will thoroughly review all submitted resources for integrity and relevancy before the resources are hosted. All hosted resources will be in the public domain, or licensed under Creative Commons. We thank you for your support.

AKKFy
* The idea box couldn't be blank! Something's gone wrong, Please Resubmit the form! Please add the code correctly​ first.

Thank you for taking the time to get in contact!