Bài viết chuyên đề mới: “Bình thường mới: Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với hạn hán và xâm nhập mặn”
“Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam là đồng bằng lớn thứ ba trên Trái Đất, là nơi sinh sống của gần 18 triệu người với sinh kế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Được coi là “Vựa lúa” của Việt Nam, ĐBSCL đóng góp hơn một nửa tổng sản lượng gạo của cả nước và 95% sản lượng gạo xuất khẩu, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới. Khu vực này cũng đóng góp 70% sản lượng trái cây và hơn 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước.
Trong những năm gần đây, ĐBSCL đã trải qua các đợt hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất trong vòng 100 năm qua — đặc biệt là vào năm 2015–2016 và thậm chí còn tàn khốc hơn vào năm 2019–2020. Hạn hán mùa khô ngày càng trở nên nghiêm trọng qua từng năm, buộc Chính phủ phải ban bố tình trạng khẩn cấp và kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế.
Tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn gần đây của ĐBSCL từ một “hiện tượng” đã trở thành “bình thường mới” và cho thấy sự cần thiết phải hành động. Cho dù thích ứng bằng biện pháp gì thì nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề phải được giải quyết, nếu không tình hình sẽ tiếp tục tồi tệ hơn.”
Xem bài viết đầy đủ tại đây