ODI trao giải cho Đại học Cần Thơ vì đóng góp dữ liệu về môi trường Mekong
Sáng kiến Phát triển Mở của Viện Quản lý Ðông Tây (ODI) đã trao giải thưởng cho các bộ dữ liệu tốt nhất về môi trường Mekong ở Việt Nam do các sinh viên và giảng viên Đại học Cần Thơ xây dựng. Giải thưởng này nhằm khuyến khích các cá nhân, tổ chức, các nhà khoa học và công dân Việt Nam sáng tạo, xây dựng và đóng góp dữ liệu dữ liệu phi lợi nhuận cho cộng đồng Mê Kông thông qua cổng thông tin opendevelopmentmekong.net (ODM).
Giải thưởng đã được trao cho 5 bộ dữ liệu dưới đây:
Giải nhất: trị giá 500 đô la
Tiêu đề: Thay đổi môi trường và di cư dưới tác động của biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam.
Tác giả: Danh Đện và Dương Thị Chúc Huyền
Giải nhì: 200 đô la
Tiêu đề: Đánh giá chất lượng nước ngầm bằng Bản đồ Thông tin Thẩm định: Nghiên cứu điển hình tại huyện Phong Điền, TP Cần Thơ.
Tác giả: Nguyễn Đức Tín =, Cao Duy Luận, Bùi Thị Ánh Thu, Niels Versluis
Giải thưởng của nhà tài trợ (giải ODI): trị giá 200 đô la
Nhóm các tập dữ liệu về môi trường đồng bằng sông Cửu Long và phát triển bền vững
Lê Anh Tuấn – PGS.TS. Khoa học Trái đất
Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu (Viện DRAGON – Mekong)
Giải ba: 100 đô la
Tiêu đề: T-learning trong phát triển nông nghiệp bền vững về khí hậu: nghiên cứu trường hợp điển hình ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
Tác giả: Trịnh Chí Thắm (Trưởng nhóm), Lê Văn Nhượng, Lê Văn Hiếu, Nguyễn Thị Ngọc Phúc, Nguyễn Cao Cường, Trang Đức Tuấn
Giải ba: 100 đô la
Tiêu đề: Xem xét tác động của hoạt động nông nghiệp và đánh bắt cá đối với nước ngầm ở Trà Vinh
Tác giả: Hồng Minh Hoàng, Nguyễn Thanh Quan, Nguyễn Văn Tài, Ngô Thị Anh Thư, Trần Ngọc Bích
Khi nhận giải thưởng này, người được giải mặc nhiên đồng ý chia sẻ các bộ dữ liệu theo giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution 4.0 (Để biết thông tin về Creative Commons và giấy phép này, vui lòng truy cập http://creativecommons.org/ và http: // wiki.creativecommons.org/Grantees). Giải thưởng mong muốn khuyến khích những đóng góp và chia sẻ dữ liệu lâu dài, phi lợi nhuận từ giới trẻ, sinh viên, các nhà khoa học và cộng đồng vì mục tiêu phát triển chung của tiểu vùng sông Mekong.